Giới thiệu cuốn sách Quản trị chuỗi cung ứng 4.0

admin | 11:11 05/04/2020

Công nghệ chuyển đổi ngành Hậu cần

Chúng ta đang sống trong một kỷ nguyên mà mọi thứ xung quanh đã và sẽ tiếp tục được kết nối với nhau nhờ công nghệ thông tin, đặc biệt sự góp phần đáng kể của công nghệ thông tin trong kinh doanh chuỗi cung ứng toàn cầu. Hiện nay, đã có tới 9 tỷ thiết bị được kết nối và dự kiến đến  năm 2030 sẽ có 50 tỷ thiết bị được kết nối qua Internet.

Sự bùng nổ dân số và quá trình đô thị hóa tại các quốc gia trên thế giới khiến cho tài nguyên, môi trường, năng lượng và lương thực trở nên ngày một bị tác động, hạn hẹp. Trong khi đó, vận tải và hậu cần là một phần không thể thiếu của thế giới loài người nếu không được quản lý phù hợp sẽ trở thành rào cản cho sự phát triển chung của toàn cầu. Thật đúng lúc, công nghệ thông tin là một công cụ tuyệt với để xử lý những vấn đề phức tạp đó.

Nhiều lãnh đạo doanh nghiệp thống nhất rằng công nghệ thông tin hiện nay đã trở thành một phần không thể thiếu trong chiến lược kinh doanh của họ, vì thế các nhà lãnh đạo xem xét vấn đề này theo cách nhìn chiến lược hơn, không chỉ dừng ở việc chi phí kinh doanh. Hiện nay, với sự xuất hiện của công nghệ mạng 5G, lĩnh vực hậu cần và chuỗi cung ứng đang đứng trước một cuộc cách mạng, chúng ta sẽ chứng kiến tốc độ nhanh hơn trong toàn chuỗi cung ứng, khiến cho chuỗi cung ứng trở nên hiệu quả, tiện lợi và bền vững hơn. Đó là lý do tại sao 5G sẽ tiếp thêm sinh lực cho kỷ nguyên Internet thời kỳ Công nghiệp Kết nối vạn vật (Industrial Internet of Things - IIoT), vượt trên cả IoT để kết nối thời gian thực trên diện rộng không phân biệt vị trí địa lý.

Khi đề cập đến Internet kết nối vạn vật (IoT), thông thường chúng ta chỉ nghĩ là những kết nối thiết bị nhỏ với con người, ví dụ như các thiết bị trong gia đình với web. Thực tế cho thấy, mọi ứng dụng sẽ trở nên hữu ích hơn khi chúng trở thành những ngành nghề kinh doanh mới, quan trọng hơn, chúng là một phần cấu thành thị trường rộng lớn gồm các thiết bị rô bốt giao hàng tự động, máy bay không người lái giao hàng sẽ được ứng dụng trong rất nhiều ngành nghề từ nông nghiệp đến hậu cần. 

Hãy thử tưởng tượng việc theo dõi một sản phẩm theo thời gian thực, không phải chỉ từ kho hàng chuyển ra xe vận chuyển đến khách hàng mà khả năng theo dõi từng giây cho đến khi hàng hóa được trao tận tay khách hàng. Những robot tự động trong kho hàng có thể trực tiếp giao tiếp với nhau; hãy nghĩ về xe tải tự hành. Việc sử dụng hiệu quả dữ liệu lớn sẽ trở nên khả thi với IIoT giúp giảm chi phí, tăng hiệu quả của chuỗi cung ứng thông qua tối ưu hóa từng tuyến đường vận chuyển, tối ưu hóa không gian, giám sát chi tiết mức tiêu thụ nhiên liệu và giao hàng thông minh.

Tuy nhiên, vẫn còn một số những hạn chế mà doanh nghiệp cần khắc phục:

  • Công nghệ của các công ty vận tải và hậu cần chưa theo kịp mức độ tiên tiến như của khách hàng (các chủ hàng) trong mạng lưới hậu cần.
  • Rất ít công ty vận tải và hậu cần có chiến lược và lộ trình phát triển công nghệ thông tin và điện toán để đáp ứng nhu cầu của khách hàng trong tương lai.
  • Công nghệ thông tin vẫn sẽ đóng vai trò quan trọng đối với riêng ngành vận tải và hậu cần, chúng có thể giúp tăng trưởng kinh doanh và cải thiện sự hài lòng của khách hàng.
  • Cơ hội phát sinh từ việc sử dụng công nghệ và thay đổi công nghệ là rất lớn.

(Các bài viết của các tác giả Till Dengel là Trưởng phòng Du lịch và Vận tải tại SAP và Zhenhui Wang, Giám đốc điều hành tại JD Logistics được đăng tải tại website: www.wef.org, do tác giả tổng hợp và biên soạn).

Nguyễn Đức Dũng